Nhân Sâm Tươi Hàn Quốc loại 4 củ /kg

2,950,000 

Theo y học cổ truyền, Nhân sâm là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: sâm-nhung-quế-phụ. Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế. Dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: Nâng cao sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, tăng cường sinh lực…

Chính bởi những công dụng thần kỳ đó, mà Nhân Sâm Hàn Quốc đang là một sản phẩm lựa chọn số một của Khách hàng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hiện nay.

Hình dáng cây nhân sâm hàn quốc

1.Hoa : Mỗi cây chỉ có một hoa duy nhất. Hoa sâm bắt đầu nở khi sâm khoảng 3 tuổi và nở to nhất vào giữa và cuối tháng 5. Hạt của nhân sâm thường được thu hoạch khi củ sâm đạt 4 tuổi.  Hoa của nhân sâm sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ khi đã thành hạt.

2. Lá : Lá nhân sâm có hình bạn tay chụm vào. Ở Hàn Quốc, lá nhân sâm được gọi là “Jangyeop” , “Jang” có nghĩa là lòng bàn tay.

3. Cuống : Cuống sâm tăng thêm một sau mỗi năm và số lượng sẽ là 6 tương ứng với 6 năm tuổi. Tuy nhiên khi trong điều kiện tốt, củ sâm phát triển mạnh mẽ thì cuống sâm có thể phát triển thêm.

4. Thân : Thân sâm thực chất là phần thân rễ, to chắc. Rễ chính được chia tiếp ra rễ phụ và các rễ nhỏ hơn.

Thành phần trong nhân sâm

Các thành phần Malnonyl Rb1, Rb2, Rc, Rd có tác dụng chống lão hóa, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể duy trì thể trạng và kéo dài tuổi xuân. Nhờ vào các hoạt chất này, các nghành chăm sóc sắc đẹp đã chế tạo ra nhiều loại kem Hồng Sâm chống lão hóa, làm đẹp da, làm giảm các vết nám mang lại nét đẹp rạng ngời cho các chị em phụ nữ.

Ngoài các thành phần ginsenosides, Malnonyl, Nhân Sâm chứa 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo (axit palnitic, axit stearic, oleic, ) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co, Se, K. Các thành phần khác là glucid, tinh dầu… cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng của nhân sâm tươi hàn quốc

Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế. Dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao…